Bạn đã bao giờ nghe đến cụm từ quảng cáo GDN hay chưa? Hiện nay, google là nền tảng được mọi người tìm kiếm thông tin phổ biến nhất. Vậy nên quảng cáo trên google được rất nhiều cá nhân doanh nghiệp sử dụng để quảng bá sản phẩm thương hiệu. Đáp ứng nhu cầu quảng cáo, google có rất nhiều hình thức quảng cáo khác nhau.

Bài viết này, Vuavia sẽ giới thiệu đến các bạn quảng cáo GDN là gì? Đồng thời, hướng dẫn bạn chạy quảng cáo GDN một cách hiệu quả nhất. Nếu bạn quan tâm đến chủ đề này thì hãy tham khảo bài viết dưới đây cùng chúng tôi.

Quảng cáo GDN là gì?

GDN là viết tắt của từ quảng cáo Google Display Network là hệ thống các trang web trên google. Quảng cáo này hợp tác với google, người dùng sẽ quảng cáo CDN thông qua google ads. Cá nhân hay doanh nghiệp sẽ quảng cáo các banner giới thiệu sản phẩm, thương hiệu của họ lên các trang web.

Nó có 2 dạng quảng cáo là google search network và google display network. Vậy nên bạn cần nhận biết để tránh nhầm lẫn. Quảng cáo google search là quảng cáo dạng text, còn display là quảng cáo hình ảnh hay gọi là các banner. 

Quảng cáo GDN là gì?
Quảng cáo GDN là gì?

GDN là hình thức quảng cáo phổ biến nhất hiện nay, được rất nhiều người sử dụng. Nó hiển thị ở những vị trí thuận lợi, sẽ được tìm thấy khi người dùng có nhu cầu. Quảng cáo sẽ hiện ngay trên kết quả khi người dùng tìm kiếm từ khóa liên quan. Còn banner sẽ thấy khi người dùng đã từng tìm kiếm các từ khóa liên quan. Người dùng dễ vô tình thấy khi đọc báo hay truy cập vào các website nào đó. 

Vị trí quảng cáo GND

Khi bạn thực hiện chiến dịch quảng cáo, đồng nghĩa với việc quảng cáo của bạn sẽ hiển thị trên 2 triệu trang web. Khoảng 90% người dùng google sẽ thấy các quảng cáo banner của bạn. Còn GDN sẽ hiển thị trên các thiết bị truy cập vào google như máy tính, điện thoại hay máy tính bảng. Các quảng cáo còn được hiển thị theo cách mà các nhà quảng cáo cài đặt.

  • Do lựa chọn trang web xuất hiện
  • Khách hàng tìm kiếm các từ khóa liên quan.
  • Dựa trên các cài đặt nhân khẩu, sở thích hay là lịch sử tìm kiếm của người dùng.

Vậy nên, tùy vào cách bạn nhắm mục tiêu mà vị trí quảng cáo sẽ hiển thị khác nhau. Các quảng cáo này sẽ hiển thị trên thiết bị di động và máy tính.

Lợi ích quảng cáo hiển thị

Mức độ tiếp cận rộng

Theo như thống kê, quảng cáo GDN của google có độ tiếp cận khá rộng, Những người sử dụng nền tảng này có trên 90% tiếp cận được quảng cáo banner. Cơ hội tiếp cận được khách hàng tiềm năng rất nhiều.

Các quảng cáo khác của google, thường hiển thị khi người dùng tìm kiếm. Còn quảng cáo GDN sẽ hiển thị khi lịch sử người dùng có tìm kiếm các từ khóa đó. Các quảng cáo đó có thể hiển thị nhiều lần ở một tài khoản google.

Ngân sách rẻ

Lợi ích quảng cáo hiển thị
Lợi ích quảng cáo hiển thị

So sánh giữa quảng cáo google search và quảng cáo google display network. Thì quảng cáo tìm kiếm có ngân sách lớn hơn. Với quảng cáo GDN bạn vẫn tiếp cận được lượng khách hàng tiềm năng tương đương, nhưng theo một cách khác. 

Như vậy, bạn có thể chọn quảng cáo GDN để tiết kiệm chi phí tối đa. Mặt trận quảng cáo tìm kiếm rất cạnh tranh, tốn nhiều chi phí thì bạn có thể quảng cáo GDN.

Hình thức thanh toán đa dạng

Bạn sẽ có 2 hình thức tính phí để lựa chọn. Nhà quảng cáo có thể tính phí quảng cáo dựa trên cost per click theo những cú nhấp chuột. Hoặc là trả tiền quảng cáo theo pay per mile theo 100 lượt hiển thị. Bạn có thể lựa chọn một trong 2 cách này để tiết kiệm chi phí tối đa.

Quảng cáo tìm kiếm của google chỉ tính phí theo một hình thức quy định là CPC. Còn quảng cáo banner sẽ được lựa chọn, bạn có thể chọn tính phí hiển thị 1000 lần để tiết kiệm chi phí hiệu quả tốt nhất.

Quảng cáo hình ảnh

Nó được dùng hình ảnh để quảng cáo là một điểm cực kỳ thuận lợi. Theo thống kế, việc sử dụng hình ảnh sẽ gây ấn tượng với người xem rất lớn.

Ngoài ra, quảng cáo này còn cho phép nhà quảng cáo dùng video để quảng cáo. Việc này có thể nâng cao hiệu quả quảng cáo lên gấp nhiều lần. Quảng cáo tìm kiếm chỉ quảng cáo bằng các text, nên dễ gây nhàm chán cho người đọc. 

Hiển thị lặp lại

Đây chính là tính năng quan trọng cũng là hay nhất của quảng cáo GDN và còn được gọi là quảng cáo bám đuôi. Với loại hình này, bạn sẽ hiển thị quảng cáo nhiều lần với người đã tìm kiếm sản phẩm liên quan nhiều lần. Có tác dụng nhắc nhở, gợi ý người dùng nên tìm hiểu sản phẩm gợi ý.

Hạn chế quảng cáo display

Nhắm đối tượng hạn chế

Quảng cáo này còn thụ động so với quảng cáo tìm kiếm. GND sẽ hiển thị khi người dùng đang ở trình duyệt web nào đó. Quảng cáo này sẽ không nhắm chuẩn khách hàng mục tiêu bằng quảng cáo network. Nếu bạn lựa chọn mục tiêu hiện có, quảng cáo GDN cũng hiển thị đúng khách hàng mục tiêu.

Kết quả quảng cáo kém

Tuy quảng cáo hiển thị rộng rãi trên nền tảng google mang lại nhiều lợi ích, nhưng nó còn có nhiều hạn chế. Không phải ai cũng thấy quảng cáo đều là người có nhu cầu. Hoặc một số khách hàng chỉ vô tình nhấp vào quảng cáo. Điều này sẽ gây tốn phí ngân sách, kết quả kém.

Nhưng bạn chỉ muốn quảng bá thương hiệu của mình một cách rộng rãi. Thì đây chính là phương án cực kỳ hiệu quả cho các cá nhân doanh nghiệp. 

Hạn chế quảng cáo display
Hạn chế quảng cáo display

Khó kiểm soát web hiển thị

Quảng cáo sẽ hiển thị trên hầu hết các web có mặt trên google. Chính vì vậy mà người dùng không thể kiểm soát các web nên hiển thị hoặc không hiển thị. Nếu các banner của bạn hiển thị ở trang web dởm, hay có mục đích xấu. Điều này sẽ hạ uy tín công ty của bạn hoặc là khách hàng chỉ tham khảo chứ không hề sử dụng dịch vụ của bạn.

Bạn có thể sử dụng các giải pháp thủ công để ngăn quảng cáo xuất hiện ở những trang web chất lượng xấu. Nhưng bạn có đảm bảo đủ sức chọn lọc vị trí hiển thị 2 triệu web hay không. 

Tỷ lệ nhấp hạn chế hơn google

Giữa quảng cáo tìm kiếm và quảng cáo GDN, thì GND có tỷ lệ CTR thấp hơn nhiều. Do quảng cáo tìm kiếm xuất hiện khi người dùng có nhu cầu tìm kiếm nó, và kết quả sẽ xuất hiện ngay. Còn quảng cáo Google Display Network thì xuất hiện ngẫu nhiên, sau khi người dùng đã tìm kiếm.

Lúc đó, có khi khách hàng không còn hứng thú hoặc là đã tìm được điều mong muốn. Tóm lại quảng cáo GDN có tỷ lệ nhấp không bằng quảng cáo google search.

Tuy vậy, quảng cáo Google display lại rất thành công trong việc quảng bá thương hiệu. Việc sử dụng hình ảnh hay là video cho quảng cáo rất dễ gây ấn tượng cho người dùng.

Các loại quảng cáo GDN

Các loại quảng cáo GDN: quảng cáo văn bản, hình ảnh, đa phương tiện, video.

  • Text Ads: Bao gồm một tiêu đề, một nội dung.
  • Image: Hình ảnh tĩnh, có nhiều định dạng (PNG, GIF, SWF, JPEG). Dung lượng ảnh dưới 150MB. Hình ảnh không nên quá cầu kỳ, đúng chính tả.
  • Rich media ads: Quảng cáo này có tính tương tác cao. Bao gồm các định dạng kết hợp với nhau. Bao gồm âm thanh, hình ảnh và có video. Quảng cáo định dạng này rất sinh động về mặt nội dung.
  • Video Ads: Là loại định dạng GIF. Thời gian dài không quá 30s, số lần chuyển động nhỏ hơn 4 lần.  Khi Youtube đồng hành quảng cáo GDN, quảng cáo Video ngày càng ưa chuộng. Bạn có thể hiển thị quảng cáo ngay cạnh YouTube.
Các loại quảng cáo GDN
Các loại quảng cáo GDN

Hướng dẫn chạy quảng cáo GDN

Chuẩn bị các chiến dịch

  • Bước 1 : Bạn truy cập vào tài khoản quảng cáo google adwords của mình.
  • Bước 2 : Nhấn chọn mục đích mà bạn muốn quảng cáo. Có thể là doanh số, khách hàng tiềm năng, lưu lượng truy cập web, mức độ nhận biết thương hiệu và phạm vi tiếp cận,….
  • Bước 3 : Tiếp theo bạn chọn định dạng quảng cáo là quảng cáo hiển thị ( google display network).
  • Bước 4 : Bạn có thể đổi tên chiến dịch thuận tiện cho việc quản lý. Và cài đặt các cài đặt liên quan, bạn có thể chọn chiến dịch hiển thị thông minh để được google tối ưu hóa nhất. 
  • Bước 5 : Tiếp theo tiến hành tạo chiến dịch. Hoàn thành các thông tin cài đặt chiến dịch, đặt giá thầu và ngân sách, nhắm mục tiêu, quảng cáo, xét lại.

Cài đặt chiến dịch

Bước 6: Cài đặt chiến dịch

Bạn cài đặt vị trí và ngôn ngữ. Bạn có thể lựa chọn vị trí cụ thể để nâng cao hiệu quả chiến dịch, hay thuận tiện cho kinh doanh.

Có thể chọn thêm chế độ cài đặt khác để tối ưu quảng cáo của bạn. Nó sẽ gồm có : xoay vòng quảng cáo, lịch quảng cáo, các thiết bị, tùy chọn url chiến dịch, quảng cáo động, ngày bắt đầu và kết thúc, lượt chuyển đổi.

  • Xoay vòng quảng cáo :  lặp lại các quảng cáo của bạn. Bạn có thể lựa chọn ưu tiên quảng cáo hoạt động tốt, xoay vòng quảng cáo vô thời hạn, tối ưu hóa cho chuyển đổi, xoay vòng đồng đều.
  • Lịch quảng cáo : bạn nên lựa chọn khung giờ quảng cáo để tiếp cận người dùng nhiều nhất có thể. Muốn tiết kiệm chi phí, bạn nên chọn những khung giờ vàng. Đây là phần quan trọng trong quảng cáo hiển thị là gì?
  • Các thiết bị : hiển thị trên tất cả thiết bị hoặc là lựa chọn thiết bị xuất hiện ( máy tính, điện thoại, máy tính bảng)
  • Tùy chọn URL của chiến dịch : bạn sẽ làm theo hướng dẫn của google adwords.
  • Quảng cáo tự động : bạn được tùy chọn sử dụng nguồn dữ liệu được cấp tự động.
  • Ngày bắt đầu và kết thúc : thời gian bạn muốn chạy và thời gian bạn kết thúc chiến dịch của mình.
  • Loại trừ nội dung : Là chọn không hiển thị quảng cáo trên những trang website không phù hợp. Nội dung kỹ thuật số, bạn lựa chọn đối tượng hiển thị. Nội dung nhạy cảm và loại nội dung cho phép bạn loại trừ vị trí hiển thị.
Hướng dẫn chạy quảng cáo GDN
Hướng dẫn chạy quảng cáo GDN

Bước 7: Đặt giá thầu và ngân sách

Bạn có thể nhập số tiền muốn quảng cáo trong một ngày. Tiếp theo bạn tiến hành chọn các tính phí quảng cáo, có thể chọn lượt chuyển đổi hoặc số lượt hiển thị. Tùy theo mục tiêu quảng cáo gdn là gì thì bạn nên có lựa chọn đúng.

Mỗi tùy chọn google display network là gì, thì google sẽ ước tính hàng tuần cho các bạn xem trước lượt tiếp cận hay lượt chuyển đổi bên góc phải.

Bước 8: Nhắm mục tiêu

  • Phân khúc đối tượng : Các nhóm người có sở thích, ý định và thông tin các nhân học cụ thể, theo tìm hiểu của Google. Bạn sẽ hiển thị quảng cáo với những người này. Dữ liệu đối tượng của bạn có thể góp phần giảm ngân sách quảng cáo. Lúc này bạn sẽ nhập từ khóa bạn muốn quảng cáo để tìm phân khúc đối tượng.
  • Thông tin nhân khẩu học : bạn có thể tùy chỉnh giới tính, độ tuổi, tình trạng con cái, và thu nhập gia đình. Để nhắm đúng khách hàng mục tiêu.
  • Nội dung : bạn sẽ chọn từ khóa, sau đó chọn nội dung chỉ được hiển thị trên các trang web  liên quan tới từ khóa này. Từ khóa google gdn là gì chắc hẳn bạn đã biết rồi.
  • Chủ đề : Nhấp chọn chủ đề mà bạn muốn quảng cáo. Google ads sẽ đưa ra các gợi ý để bạn lựa chọn.
  • Vị trí đặt : Lựa chọn vị trí mà bạn muốn hiển thị quảng cáo. Có rất nhiều lựa chọn như trang web, kênh youtube, ứng dụng…

Bước 9: Quảng cáo

Hướng dẫn chạy quảng cáo GDN
Hướng dẫn chạy quảng cáo GDN
  • Thêm URL trang đích của bạn để mọi người nhấp vào. Bạn nên đầu tư trang web để thu hút người dùng ở lại nhé.
  • Thêm hình ảnh để cho quảng cáo của bạn được sinh động, gây ấn tượng mạnh với người dùng. Bạn có thể thêm hai hoặc nhiều hình ảnh chất lượng cao.
  • Thêm video không quá 30s, điều này sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất cho bạn.
  • Dòng tiêu đề: bạn sẽ được thêm tối đa 5 tiêu đề. Mỗi tiêu đề tối đa 30 ký tự, tiêu đề dài tối đa 90 ký tự.
  • Mô tả: bạn sẽ mô tả quảng cáo banner là gì của mình. Càng xúc tích, càng ý nghĩa thì tốt nhất. Bạn có tối đa 5 dòng mô tả.
  • Tên doanh nghiệp: đây là điều quan trọng trong việc bạn quảng bá thương hiệu của mình.

Kết luận

Bài viết trên đây, Vuavia vừa giới thiệu cho bạn tổng quan cho các bạn biết quảng cáo GDN là gì? Và cũng đã hướng dẫn các bạn những bước chạy quảng cáo GDN hiệu quả nhất. Các bạn hãy tham khảo thật kỹ chi tiết để tạo ra các quảng cáo tối ưu nhất nhé.

Nếu bạn có điều gì thắc mắc về bài viết thì hãy để lại bình luận ở phía dưới để chúng tôi giải đáp. Hoặc có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất. Chúc các bạn thành công.

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Bình luận trước đó
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Liên hệ